Kỹ thuật làm chuồng trại chăn nuôi lợn rừng chi tiết, hiệu quả nhất

Lợn rừng có tập tính sống hoang dã được thuần hóa trong chăn nuôi. Chính vì vậy kỹ thuật làm chuồng trại chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã được áp dụng phổ biến, đàn lợn sinh trưởng tốt, thịt nạc, chắc khỏe, thơm ngon, đạt hiệu quả kinh tế cao. 

Địa điểm làm chuồng

Thực ra lợn rừng khá nhát, kể cả những con đã được thuần chủng. Giống heo này vốn sống hoang dã nên năng động, thích chạy rông, thích húc phá gốc cây (đặc biệt là giống đực có ngà), thích ủn đất. Vì vậy khi làm chuồng nuôi nhốt cần chú ý đến đặc điểm này của lợn rừng.

Địa điểm làm chuồng phải cách xa khu dân cư để giảm tiếng ồn, giảm ô nhiễm môi trường. thế đất cao ráo, đủ rộng rãi, thoáng mát, đất màu mỡ, đất có sắn bóng cây mát che bên trên thì càng tốt.

Nguyên vật liệu làm chuồng trại

Xây chuồng trại nuôi lợn rừng tập trung cần lựa chọn các nguyên vật liệu như gạch (đăc biệt là gạch đỏ vừa dễ dàng vệ sinh lại giảm ẩm mốc nồm bảo vệ sức khỏe vật nuôi), tre, côt bê tông, thanh thép hoặc lưới thép B40. Mái chuồng nên làm bằng tôn lạnh để tránh nóng vào mùa hè, ám áp về mùa đông.

Hướng chuồng

Hướng chuồng nên chọn là hướng Đông, Đông Nam hoặc hướng Nam. Hướng này vừa đảm bảo chuồng trại được thông thoáng, mát mẻ lại tránh được tác động trực tiếp của gió mùa đông bắc vào mùa lạnh. 

Phân loại kiểu chuồng theo từng loại giống lợn rừng

Dù là lợn thương phẩm hay lợn sinh sản đều phải áp dụng quy tắc xây dựng bán hang dã được chia làm 2 phần: 1 phần bên trong có mái che để làm nơi ngủ nghỉ, che mưa che nắng, một phần sân chơi thả rông ngày bên ngoài để lợn thoải mái đi lại, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên ở mỗi loại chuồng lại có một số yêu cầu nhất định, đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, dễ dàng vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng, dễ trao đổi không khí với môi trường xung quanh.

Chuồng nuôi lợn rừng thương phẩm:

Lợn rừng thương phẩm bán lấy thịt có chuồng trại được xây dựng khá đơn giản. Khu chuồng lợn tập trung phân chia thành các ô nhỏ. Các ô nuôi có diện tích khoảng 20m2.Giữa các ô có tường gạch ngăn cách (cao từ 1,2m – 1,4m) hoặc thanh thép (1m – 1,2m) đảm bảo cho lợn không nhảy từ chuồng này sang chuồng kia.

Nền cao hơn xung quanh từ 20 – 30cm để tránh bị đọng nước, cần lót thêm rơn, cỏ khô trên nền để tránh trơn trượt.

Mật độ thích hợp từ  5 – 10m2/ con.

Chuồng nuôi lợn rừng sinh sản:

Chuồng lợn đẻ nên duy trì mật độ 1 con/ 1 ô, diện tích chuồng khoảng từ 8 – 10m2/con. Ngoài ra từ phần tường, nền, lưới thép cũng được xây dựng kiên cố như chuồng nuôi lợn thương phẩm. 

Ô bên trong cần làm thêm ổ đẻ diện tích từ 4 – 6m2 có lơt rơm, cành cây khô hoặc lá khô để lợn tự đẻ. Ổ đẻ cần đặc biệt trú trọng thiết kế cao ráo, tránh ẩm ướt và tác động mưa gió từ bên ngoài.

Chuồng lợn nái tập trung có diện tích khoảng từ 25 – 40m2/chuồng bao gồm cả sân chơi thả rông, đrm bảo có thể nhốt được từ 10 – 15 con.

Máng ăn máng uống 

Máng ăn cho lợn được thiết kế xây cố định tại phía đầu chuồng và là nơi thấp nhất của chuồng thuận tiện cho lợn trong quá trình ăn uống.

Kích thước tiêu chuẩn để xây mang ăn, máng uống cho lợn rừng: độ cao thích hợp từ 12 đến 20cm; chiều dài là 1,8-2m, đáy máng rộng 20-30cm. Máng ăn, máng uống cần được vệ sinh thường xuyên.

Chuẩn bị thức ăn chăn nuôi

Thức ăn được xem là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi lợn rừng tập trung. Chính vì vậy ngay từ các khâu đầu tiên chuẩn bị chuồng trại cùng càn chú ý chuẩn bị thức ăn.

– Thức ăn thô: bao gồm các loại rau xanh, thân cây chuối, rau muống, rau khoai lang, cỏ voi…

– Thức ăn tinh: cám gạo, cám ngô, khoai, sắn, đậu tương…

– Giun quế cung cấp đạm, vitamin và khoáng chất cần thiết giúp thịt chắc và dai hơn. 

– Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc nam làm thức ăn cho lợn rừng: cây hoàn ngọc, cây chè khổng lồ, cây hoa tím, cây nhọ nồi, cây thèn đen, cây khô sâm. 

Lợn rừng có tập tính hoang dã nên thức ăn thô của chúng chiếm tới 90% dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, đặc biệt là thân cây chuối. Thân cây chuối dễ tìm, dễ trồng, giá thành lại vô cùng rẻ, trong thân chuối chứa nhiều nguồn vitamin và khoáng chất, nước tinh khiết bổ sung và làm mát cơ thể vật nuôi. 

Ngoài khẩu phần ăn hàng ngày được chia theo đúng tỉ lệ thì bà con có thể cho lợn rừng ăn thân chuối thường xuyên. Tuy nhiên thân chuối cần được băm nhỏ để lợn dễ tiêu hóa, sử dụng triệt để, tránh lãng phí.

Công đoạn băm thân chuối mất nhiều thời gian và công sức, nếu đang xây dựng trang trại nuôi lợn rừng tập trung quy mô lớn, bà con cũng nên chuẩn bị sẵn một chiếc máy băm chuối để tiện trong việc chế biến thức ăn, tiết kiệm thời gian, cho hiệu quả kinh tế cao. 

Kỹ thuật làm chuồng trại nuôi lợn rừng mà https://vndoisong.com/ chia sẻ trên đây hi vọng sẽ bổ sung thêm kiến thức hữu ích giúp bà con khởi nghiệp thành công. 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *