Xử phạt vi phạm hành chính về tự in và đặt in hóa đơn

Hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in là gì? Những trường hợp nào thì được coi là vi phạm hành chính về hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in? Mức xử phạt đối với các trường hợp đó là như thế nào và làm cách nào để phòng tránh các trường hợp không đáng có như vậy? Để làm sáng tỏ chùm chủ đề này cho bạn đọc, hôm nay tôi xin trình bày những hiểu biết của mình về các nội dung này trong khuôn khổ Nghị định 109 về xử phạt hóa đơn.
Hóa đơn tự in: Là những hóa đơn mà doanh nghiệp được phép tự in theo quy định của pháp luật, đảm bảo các tiêu chí như: Đã được cấp mã số thuế; Có doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ; Có hệ thống thiết bị đảm bảo cho việc in và lập hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ; Là đơn vị kế toán theo quy định và có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ tích hợp với phần mềm kế toán, đảm bảo việc in và lập/ tạo hoá đơn chỉ được thực hiện khi có sự xuất hiện của các nghiệp vụ kế toán…
Hóa đơn đặt in: là dạng hóa đơn doanh nghiệp đặt một đơn vị chuyên in ấn để in. Hóa đơn đặt in gồm có 2 dạng: đóng quyển, hoặc dùng hệ thống giấy in liên tục. Sau đó có thể viết tay hoặc có thể dùng máy in kim để in liên tục hóa đơn giao cho khách hàng.

Xử phạt vi phạm hành chính về tự Thông báo phát hành hóa đơn tự in và đặt in hóa đơn:
a. Xử phạt vi phạm về tự in hóa đơn 
Xét theo Điều 33 Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư 10/214/TT-BTC:
– Không đủ nội dung quy định: 2- 4 triệu đồng
– Cung cấp phần mềm tự in hóa đơn không đảm bảo tuân theo quy định hoặc hóa đơn khi in ra không đáp ứng đủ nội dung quy định: 4- 8 triệu đồng
– Tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ các điều kiện quy định: 4- 8 triệu đồng
– Tự tiến hành in hóa đơn giả (trừ trường hợp xác định do lỗi khách quan của phần mềm tự in hóa đơn) và hành vi khởi tạo hóa đơn điện tử giả: 20- 50 triệu đồng
b. Xử phạt vi phạm về đặt in hóa đơn
Xét theo Điều 34 Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư 10/2014/TT-BTC:
– Đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản: 4- 8 triệu đồng
– Không thanh lý hợp đồng in nếu quá thời hạn thanh lý quy định trong hợp đồng đặt in hóa đơn hoặc thời điểm kết thúc hợp đồng khi đã lập tờ Thông báo phát hành hóa đơn: 4- 8 triệu đồng
– Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn thời hạn sử dụng theo quy định (10 năm): 6- 18 triệu đồng
– Không khai báo đúng quy định việc mất hóa đơn trước khi thông báo phát hành: 15- 45 triệu đồng
– Cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng: 20- 50 triệu đồng
Làm cách nào để không bị xử phạt vi phạm hành chính về tự in và đặt in hóa đơn:
– Nghiêm túc chấp hành quy định của Nhà nước về tự in và đặt in hóa đơn.
– Học thuộc quy định và các trường hợp, các khả năng vi phạm cần phòng tránh.
– Bảo quản hóa đơn tốt, cất trữ ở nơi an toàn và bảo mật thông tin tốt nhất.

Trên đây là tất tần tật thông tin về xử phạt vi phạm hành chính về tự in và đặt in hóa đơn. Mong rằng những chia sẻ này đã giúp ích cho tất cả bạn đọc và doanh nghiệp đang thuộc đối tượng này.

https://vndoisong.com/uu-diem-phan-mem-htkk-moi-nhat-mang-lai-cho-nguoi-su-dung/

https://vndoisong.com/thong-tu-68-2019-tt-btc-quy-dinh-hieu-luc-cac-van-ban-cu/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *