Tới thăm Đắk Lắk nhớ thưởng thức Cơm lam- Gà sa lửa

Món ăn Cơm lam- Gà sa lửa là một đặc sản lâu đời, không chỉ ngon miệng mà còn mang trong mình những ý nghĩa vô cùng đặc sắc đối với người dân Đắk Lắk. Du khách tới thưởng thức món ăn này tại nơi đây, không phải chỉ đơn thuần là ăn một món ăn ngon mà còn được tận hưởng và tắm trong một văn hóa, một giá trị truyền thống đặc biệt.

Giá trị văn hóa của Cơm lam – Gà sa lửa

Món đặc sản kết hợp từ cơm lam ăn cùng thịt gà nướng được mang một cái tên sang trọng khiến người ta muốn ăn ngay khi vừa nghe đến. Trái ngược với tên gọi, món ăn này được tạo nên chủ yếu dựa và những nguyên liệu mộc mạc, giản dị sẵn có của vùng núi rừng. Chỉ với những nguyên liệu như tre, nứa, thịt rừng, rau rừng,… người dân Đắk Lắk đã làm nên cả một nền văn hóa ẩm thực nức lòng du khách thập phương.

Được chế biến từ các nguyên liệu có sẵn từ thiên nhiên, sử dụng những phương pháp làm chín thô sơ như nướng trực tiếp trên lửa, món ăn này thường xuyên được xuất hiện trong những bữa cơm quây quần của người dân nơi đây từ bao đời.

Tới thăm Đắk Lắk nhớ thưởng thức Cơm lam- Gà sa lửa

Bạn cần biết – Những sai lầm khi mua ô tô nhiều người mắc phải

Mách cho bạn – Cách tăng sức đề kháng cho cơ thể

Cách chế biến món ăn của người Đắk Lắk

     Cơm lam không phải là một đặc sản của riêng người dân Đắk Lắk. Những vùng đất như Hà Giang, Ba Vì cũng nổi tiếng với những món cơm lam nóng hổi, thơm mềm. Thế nhưng cơm lam của Đắk Lắk lại mang trong mình một hương vị rất riêng.

Cơm lam ở đây nhất định phải được chế biến từ gạo nếp nương của người dân vùng núi này. Gạo nếp đặc biệt ở chỗ nó đã thấm đượm mùi vị của đất trời, của công lao người dân Đắk Lắk. Trước khi đổ vào ống nứa (hay còn gọi là ống lam, có hình dạng như những chiếc sáo trúc việt nam), gạo nếp phải được ngâm 2 giờ cho mềm và thơm hơn. Sau khi cho gạo vào ống rồi thì sử dụng lá chuối nén chặt lấy hai đầu và mang nướng.

Cơm lam Đắk Lắk không nướng trực tiếp lên lửa như cơm lam Hà Giang mà lại lùi dưới tro của than hồng cho chín từ từ, chín từ ngoài vào trong. Khi ống lam chứa gạo chuyển từ màu xanh tươi sang mà vàng úa có xem một vài chỗ là khi cơm lam đã chín và có thể dùng ngay được.

Để làm món Gà sa lửa, nguyê liệu chính là gà phải được chọn từ giống gà nuôi của dân tộc nơi đây. Chỉ có loại gà ấy mới có thể đảm bảo được lớp thịt dai, săn chắc cùng lớp bì giòn, ngọt thơm. Từng con gà sau khi làm sạch thì được loại bỏ lòng, ướp vào những gia vị sẵn có của núi rừng để đậm đà và mang đến hương vị độc đáo hơn.    

Cách nướng gà củ người Đắk Lắk cũng vô cùng đặc biệt. Gà phải để nguyên con và kẹp bởi hai thanh tre lớn và để cạnh bếp lửa sao cho vừa đủ hơi nóng. Bởi vậy, gà nướng được làm chín bằng hơi chứ không phải bằng lửa. Cũng chính vì thế, gà có thể vừa chín tới, giữ được vị ngọt thơm mà lớp da bên ngoài không bị cháy xém.

Gà nướng được xé trực tiếp bằng tay và ăn cùng với cơm lam thơm mềm. Không phải ngẫu nhiên mà món ăn này lại chiếm được cảm tình của nhiều du khách đến như vậy. Nếu có cơ hội đến với Đắk Lắk nơi đây, hãy đừng quên một lần thưởng thức món đặc sản này nhé.

>> Xem thêm: 

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ BẠN ĐÃ BIẾT VỀ GẤU TRÚC?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *