Tìm hiểu về hệ thống điện năng lượng mặt trời nổi phổ biến hiện nay

Điện mặt trời nổi tên tiếng anh là Floating Solar System. Đây là hệ thống điện mặt trời có những tấm pin NLMT được lắp cố định vào hệ thống nâng đỡ nổi trên mặt nước. Địa điểm lắp đặt hệ thống thường sẽ là các vùng nước lặng như hồ; ao; sông; đập nhân tạo; hồ xử lý nước thải; vùng đất ngập nước; vùng biển gần bờ..v.v…


Tại Việt Nam, hệ thống điện mặt trời nổi cũng đã được đưa vào hoạt động như các dự án sau:

  • Điện mặt trời nổi hồ Đa Mi (Đắk Lắk)
  • Dự án ĐMT nổi Ialy Gia Lai (Gia Lai)
  • Dự án ĐMT nổiIaly Kon Tum (Kon Tum)
  • Dự án ĐMT nổi Buôn Tua Srah (Đắk Nông)
  • Dự án ĐMT nổi Trị An (Đồng Nai)

Ưu điểm của hệ thống điện mặt trời nổi

  • Tiết kiệm chi phí: Với hệ thống này, người dùng có thể tiết kiệm được khá nhiều khoản chi phí như phí san lấp mặt bằng; phí đặt nền móng,…
  • Tăng hiệu suất phát điện: Tấm pin thường có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ môi trường là khoảng 25 độ C. Nhiệt độ của các modules pin mặt trời tăng thì hiệu suất biến đổi quang điện của hệ thống lại giảm. Khi lắp đặt pin mặt trời nổi trên mặt nước thì nhiệt độ pin sẽ bằng hoặc nhỏ hơn nhiệt độ môi trường. Điều này làm tăng hiệu suất phát điện lên tới 12% đến 50%.
  • Bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn nước: Theo một số nghiên cứu, những hệ thống điện mặt trời nổi làm hạn chế ánh nắng chiếu xuống nước. Điều này giúp giảm 70% lượng nước bị bốc hơi; hao hụt. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với các khu vực nắng nóng; các hồ nuôi trồng thủy sản; hồ thủy lợi,…  Bên cạnh đó, sự tồn tại của các tấm pin mặt trời giúp tạo ra bóng râm che phủ mặt nước hạn chế sự phát triển của tảo nở hoa; cải thiện nguồn nước và tăng lượng oxy trong nước.
  • Tận dụng được cơ sở hạ tầng của những dự án thủy điện: Chủ đầu tư sẽ tận dụng được cơ sở hạ tầng hiện có như đập thủy điện; hệ truyền tải điện (đường dây tải điện; thiết bị điều khiển; điểm đầu nối; máy biến thế,…)

Nhược điểm của hệ thống điện mặt trời nổi

Việc lắp đặt hệ thống điện NLMT nổi còn gặp một vài hạn chế nhất định như:

  • Chi phí đầu tư lớn:  Chủ đầu tư sẽ phải tốn chi phí sản xuất; lắp đặt hệ thống phao; neo;…  Chi phí này dự tính sẽ chiếm tới 1/3 tổng chi phí đầu tư.
  • Chỉ phù hợp với hệ thống có quy mô lớn: Thông thường hệ thống điện NLMT nổi sẽ lắp từ hàng trăm đến hàng nghìn tấm pin mặt trời. chính vì vậy, hệ thống chỉ phù hợp với hệ thống lớn hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn.

Tại Việt Nam chưa được đầu tư: Điện NLMT nổi là công nghệ mới đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển nên hầu hết các nước đều chưa có cơ chế hay chính sách phù hợp để thúc đẩy; hỗ trợ trong việc phát triển hệ thống.

Xem thêm:

https://vndoisong.com/chuong-trinh-dien-mat-troi-solsmart-p1/
https://vndoisong.com/chuong-trinh-dien-mat-troi-solsmart-p2/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *