Phương pháp chống thấm chân tường nhà vệ sinh hiệu quả

Nhà vệ sinh bị thấm sẽ gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và kết cấu của ngôi nhà. Ngoài vị trí dễ bị thấm như cổ ống thì chân tường nhà vệ sinh cũng là nơi dễ bị thấm nhất. Chân tường nhà vệ sinh bị thấm gây phồng rộp, bong tróc, độ ẩm cao còn khiến cho vi khuẩn, rêu mốc phát triển ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vậy phương pháp nào chống thấm chân tường nhà vệ sinh hiệu quả? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.

1. Phương pháp chống thấm chân tường nhà vệ sinh hiệu quả.

Chân tường nhà vệ sinh là khu vực tiếp xúc giữa tường với bề mặt sàn nhà vệ sinh, nên nó thường xuyên tiếp xúc với nước, do đó mà nơi này rất dễ bị thấm. Để ngăn chặn tình trạng thấm dột chân tường nhà vệ sinh thì cần có một phương pháp chống thấm chân tường triệt để, đem lại hiệu quả cao. Phương pháp chống thấm chân tường nhà vệ sinh hiệu quả và được áp dụng nhiều hiện nay đó là phương pháp bơm hóa chất vào chân tường.

Bơm hóa chất vào chân tường là kỹ thuật sử dụng hóa chất dạng gel dựa trên cơ chế phản ứng tạo thành Silic cách ẩm, cách nước xử lý chân tường bị thấm. 

Ưu điểm của phương pháp này là tạo ra khả năng thẩm thấu cao tạo màng gel gắn kết, bít kín mọi mao mạch trong tường từ đó ngăn không cho nước hoặc hơi ẩm xâm nhập vào. Đối với phương pháp này thi công nhanh chóng, không đòi hỏi thợ thi công có tay nghề cao và không cần đục phá nhiều nên sẽ tránh làm hỏng kết cấu của ngôi nhà. Độ bền của phương pháp này rất cao có thể lên tới 20 năm.

2. Vật liệu dùng để chống thấm chân tường nhà vệ sinh

Vật liệu được sử dụng để chống thấm chân tường nhà vệ sinh ở đây được dùng là vật liệu chống thấm Water Seal DPC. 

Water Seal DPC là một loại vật liệu chống thấm dạng tinh thể thẩm thấu, nó được cấu tạo bởi dung dịch biến tính, nước cùng một số chất phụ gia và một loạt hợp chất độc quyền khác.

Water Seal DPC được bơm trực tiếp vào trong bê tông để tạo thành phản ứng Silic giúp phát triển Gel nhằm lấp kín hết các lỗ li ti, lỗ rỗng hay khe hở trên bề mặt bê tông tạo lớp rào cản ngăn không cho nước xâm nhập vào bên trong khối bê tông gây thấm ẩm.

>> Bài viết nổi bật:

 

3. Quy trình chống thấm chân tường bằng vật liệu chống thấm Water Seal DPC 

Bước 1: Xử lý bề mặt tường

Đối với tường mới thì cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường, còn đối với tường cũ thì cần bóc hết lớp sơn, vữa bị bong ra rồi vệ sinh sạch sẽ tường.

Tiếp theo tiến hành đục phần chân tường khoảng 30-40cm, và chỉ đục phần lớp vữa bên ngoài không tác động vào phần gạch bên trong.

Bước 2: Khoan tường và tạo phễu

Tạo các lỗ khoan tại các mạch của tường, cách mặt sàn khoảng 20 – 22cm, góc nghiêng khoảng 45 độ. Với những bức tường có độ dày khác nhau sẽ có mức độ khoan sâu phù hợp như sau:
Nếu tường dày 10cm sẽ khoan sâu 11cm.
Còn nếu tường 20cm sẽ phải khoan 2 mũi với độ sâu khác nhau. Mũi 1 sẽ được khoan nghiêng 45 độ, sâu 10cm, thực hiện từ hàng gạch dưới lên. Mũi 2 thực hiện khoan sâu 22 cm.
Sau khi khoan xong thì dùng máy thổi bụi để loại bỏ bụi bẩn, cát vữa rồi đặt ống dẫn dung dịch vào mỗi lỗ khoan

Bước 3: Bơm hóa chất chống thấm Water Seal DPC vào chân tường
Bơm trực tiếp hóa chất Water Seal DPC vào từng lỗ khoan trên tường. rót liên tiếp nhiều lần để dung dịch thẩm thấu sâu vào bên trong mao mạch của khối bê tông. Lưu ý bơm đều tay để tường thấm no hóa chất và ngấm đều xung quanh. 

Bước 4: Trát bịt lỗ khoan

Sau khi bơm xong hóa chất  Water Seal DPC vào chân tường nhà vệ sinh thì tiến hành trát bịt lỗ khoan. Bạn hãy sử dụng water seal DPC trộn với xi măng + cát + nước trát đều lên tường. 

Trên đây là phương pháp chống thấm chân tường nhà vệ sinh đem lại hiệu quả cao mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể biết phương pháp mới để chống thấm nhà vệ sinh nhà mình khỏi thấm ẩm, bong tróc, đảm bảo tính thẩm mỹ và tuổi thọ dài lâu cho tổng thể ngôi nhà của mình.

>> Xem thêm các thông tin về sơn chống thấm tại: https://sonjymec.com/son-chong-tham-tuong-trong-nha.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *