HƯỚNG DẪN TRỒNG NẤM BÀO NGƯ BẰNG MÙN CƯA CAO SU

HƯỚNG DẪN TRỒNG NẤM BÀO NGƯ BẰNG MÙN CƯA CAO SU

Ngày nay nhiều người đang thay đổi chế độ ăn nhiều thực vật hoặc ăn chay thay vì chế độ ăn nhiều thịt và chất béo. Nấm là thực phẩm lý tưởng cho người muốn giảm cân. Nấm bào ngư có nguồn ngốc từ Nhật Bản là một loại nấm ăn có mùi thơm của quả hạnh, vị ngọt và giòn của bào ngư. Sử dụng nấm không những không tăng cân mà còn ngăn ngừa một số bệnh, đồng thời người ăn nấm thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng tính miễn dịch, điều hòa huyết áp, dễ tiêu hóa và chống lão hóa. Để giúp các cơ sở, hộ gia đình sản xuất nấm một cách hiệu quả, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các trồng nấm bào ngư bằng nguồn nguyên liệu giá rẻ là mùn cưa cao su nhé.

  1. Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu chính để trồng nấm bào như là mùn cưa, nhưng không phải loại mùn cưa nào cũng có thể được sử dụng, bạn phải lưu ý không dùng mùn của loại gỗ cứng, gỗ có tinh dầu. Mùn cưa cao su hiện đang được đại đa số các cơ sở trồng nấm lựa chọn bởi mùn cao su có nhiều cơ chất giúp nấm bào ngư phát triển rất tốt, và giá thành rẻ điều này giúp tăng thêm lợi nhuận cho việc trồng nấm. Nếu bạn lựa chọn cách mua mùn cưa cao su tại các cơ sở xẻ gỗ cũng cần lưu ý lưa chọn những nơi uy để đảm bảo mùn cưa của bạn không bị lẫn quá nhiều tạp chất.

Để đảm bảo bạn luôn có một lượng lớn mùn cưa sạch và không còn phải phụ thuộc vào các cơ sở xẻ gỗ, bạn có thể lựa tư sản xuất mùn cưa tại nhà bằng các loại máy móc hiện đại. Các khúc cây, cành cây cao su sẽ được nghiền một cách nhanh chóng nhờ thiết kế thông minh của các bộ phận cấu tạo máy nghiền gỗ thành mùn cưa.

Xử lý mùn cưa

Bước 1: Trải một lớp mùn cưa ra nền sạch, dộ dày lớp mùn cưa từ 20 – 30cm. Tưới nước vôi đã pha lên lớp mùn cưa, vừa tưới vừa đảo trộn cho mùn cưa thấm đều. Tiếp tục làm ướt mùn cưa theo từng lớp tương tự cho đến hết. Kiểm tra độ ẩm mùn cưa đảm bảo độ ẩm mùn cưa đạt từ 65 – 70%. Sau khi tưới đủ nước, đảo đều từ 3-4 lần rồi ủ thành đống, che đậy bằng nilon để mùn cưa ngấm đủ nước và trương nở tế bào gỗ. Thời gian ủ đống ngắn hay dài tùy thuộc vào từng loại mùn cưa.

Bước 2: Sau khi đã ủ xong, cho thêm hỗn hợp cán gạo, bột bắp với bột nhẹ trên lớp mùn cưa và tiến hành đảo trộn vài lần. Đảo trộn khối mùn cưa sau đó kiểm tra lại độ ẩm khối mùn cưa lần cuối trước khi đóng túi giá thể, đảm bảo từ 60 – 65%.

  1. Đóng bịch bào ngư

Bạn nên sử dụng túi nilong chịu nhiệt có kích thước 19 x 37 cm. Ngoài ra, chuẩn bị cổ nút, chun vòng, bông nút, nắp đậy. Cẩn thận đóng nguyên liệu vào bịch đảm bảo đầy chặt căng đều từ trên xuống dưới. Mỗi bịch cao 12 đến 15 cm, trọng lượng 700 đến 800 gr/bịch. Sau đó lồng cổ nút kéo chặt buộc bằng dây chun vòng, đút nút bằng bông và đậy nắp. Cuối cùng chất lên vỉ để mang đi hấp.

  1. Thanh trùng bịch nấm

Nguyên liệu đã trộn phụ gia thì phải tiến hành đóng bịch giá thể và đem hấp ngay, không để bịch đã đóng quá 8h hoặc nguyên liệu đã trộn thời gian lâu dẫn đến nguyên liệu bị chua gây nhiễm bệnh.

  • Thiết bị hấp: đơn giản nhất là thùng phuy đối với nhưng nơi sản xuất nhỏ lẻ khoảng vài trăm bịch/ lần hấp, bằng nồi áp xuất tròn âm đất sức chứa khoảng dưới 1000 bịch, bằng lò áp xuất sử dụng nồi hơi dành cho những nơi có quy mỗ sản xuất lớn 5000 – 10000 bịch trên một lần hấp.

  • Phương pháp: hấp cách thủy trong hơi nước sôi liên tục từ 10 – 12 giờ

  • Nhiệt độ 95 – 100oC

  1. Cấy giống nấm bào ngư

Giống là yếu tố quyết định năng xuất khi nuôi trồng trong cùng điều kiện sản xuất như nhau. Để nuôi trồng đạt năng suất cao thì dùng giống phải đúng tuổi. Nên lựa chọn giống theo các tiêu chí sau:

  • Không bị nhiễm bệnh: Quan sát bên ngoài của bịch giống có màu trắng đồng nhất, sợi nấm mọc đều từ trên xuống dưới, không có màu xanh, màu vàng, không có vùng loang lỗ… 

  • Giống có mùi thơm dễ chịu: Mỗi loại giống nấm có mùi thơm đặc trưng, nếu có mùi chua là giống đã bị nhiễm khuẩn, nấm dại…

  • Chọn những bịch giống chất lượng khi tơ đã trắng đều 100% bịch giống

  • Giống có thể được sử dụng trên lúa, cây mì tùy vào nơi sản xuất

  • Bịch sau khi được hấp xong kéo ra khỏi lò để nguội bắt đầu cấy giống. Cấy xong mang bịch đi ủ.

  1. Ươm bịch nuôi sợi giống bào ngư

Phòng nuôi sợi có nhiệt độ thích hợp từ 25-28oC, độ ẩm không khí 65-70%. Nhà kín gió nhưng thoáng. Từ 22-28 ngày tùy vào mùa hè hay mùa đông tơ nấm sẽ ăn kín túi.

Cứ 5 – 7 ngày ta kiểm tra một lần nhằm phát hiện những bịch nhiễm mốc xanh để huỷ bỏ, không để lây nhiễm sang các bịch khác. Trong thời gian nuôi ủ tơ nấm, không cần tưới thường xuyên mà chỉ tưới ở nền, xung quanh vách sao cho đảm bảo nhiệt độ và ẩm độ.

Vừa rồi là chia sẻ liên quan tới kĩ thuật trồng nấm bào ngư bằng mùn cưa hiệu quả. Hi vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn thành công và đạt được năng suất ấn tượng.

Xem thêm: https://vndoisong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *