Kỹ thuật trồng mía đường đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay

Trồng mía đường là nghề khá phổ biến tại nước ta, vì nhu cầu về lượng mía luôn ổn định, do đó, người dân trồng mía được cuộc sống cải thiện hơn. Tuy nhiên,  không phải ai cũng có thể thành công với kỹ thuật trồng mía đường, điều quan trọng nhất đó chính là Kỹ thuật trồng mía đường. Mời bà con cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng mía đường thông qua bài viết này.

Chuẩn bị đất đai

Đầu tiên, khâu chuẩn bị đất là rất quan trọng, để cây mía được phát triển tốt, bà con cần tập trung

Cần làm vệ sinh ruộng mía để diệt trừ cỏ dại và các mầm mống sâu bệnh, mương liếp bằng phẳng thoát nước tốt mía sẽ cho năng suất cao đặc biệt là vụ mía gốc.

>>Quan tâm nhiều nhất: Địa chỉ cung cấp máy nâng mía chất lượng, uy tín toàn quốc

 Thời vụ trồng mía: 

– Vụ cuối mùa mưa: trồng từ tháng 11-12 dl.

+ Thời gian sinh trưởng mía dài, cho năng suất cao và khắc phục nhược điểm mía trỗ cờ.

+ Nhược điểm mía bị hạn giai đoạn sau.

– Vụ đầu mùa mưa: trồng từ tháng 4-5 dl.

+ Đất đủ ẩm, mía sinh trưởng và phát triển thuận lợi giai đoạn sau.

+ Nhược điểm mía bị hạn giai đoạn đầu.

+ Mía thường trỗ cờ, nên chọn giống ít hoặc không trỗ cờ. 

Trồng mía

Chuẩn bị hom giống: 

Phải chọn hom tốt đạt các chỉ tiêu sau:

+ Mỗi hom có 3 mắt mầm, mầm không quá dài.

+ Hom đạt độ lớn cần thiết (tùy theo giống)

+ Hom không mang mầm mống sâu bệnh quan trọng, không lẫn giống, sây sát hoặc quá già (nên chọn ruộng mía giống 6-7 tháng tuổi).

+ Hom chuẩn bị xong đem trồng ngay là tốt nhất.

Chỉ xử lý hoặc ngâm ủ trong trường hợp sau:

+ Một số giống mía nẩy mầm chậm.

+ Ở những vùng có mầm bệnh nấm quan trọng.

– Cách xử lý hom giống:

+ Ngâm trong nước sạch hoặc vôi 1% từ 8-24 giờ.

+ Hoặc ngâm 5-15 phút một trong các dung dịch sau:

o    Sunfat đồng 1%: 1kg phèn xanh/100 lít nước

o    Rovral 2-4%: 200-400gr/100 lít nước

o    Benlat 2-4%: 200-400gr/100 lít nước

3.Lượng hom giống:

Tùy thuộc vào khoảng cách trồng:

+ Khoảng cách hàng dưới 1 m: 38.000 hom

+ Khoảng cách hàng 1-1,2m: 34.000-36.000 hom.

 Khoảng cách hàng và độ sâu trồng 

a. Khoảng cách hàng tùy thuộc vào điều kiện đất đai và chế độ canh tác:

– Khoảng cách hàng từ 0,8-1m: cho vùng trồng mía-lúa hay mía một vụ.

– Khoảng cách hàng từ 1-1,2m: cho vùng trồng mía chuyên  canh.

   b. Độ sâu tùy thuộc vào tầng đất canh tác: thường độ sâu từ 15-20 cm, rãnh rộng 20-30 cm

Đặt hom: 

 Những kiểu đặt hom phổ biến:

Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom để giữ ẩm cho mầm và rễ phát triển.

Đối với nền đất khô đặt hom đến đâu lấp đất ngay đến đó không để phơi hom. Đất lấp có độ dày khoảng 3-5 cm để cố định hom và giữ ẩm

Bón phân: cho 1 ha mía (10.000 m2)

+ Phân hữu cơ: 10-20 tấn/ha

+ Vôi: 0,5-1 tấn/ha (khi đất có pH=4-5)

+ Phân hóa học:

 Mùa vụ

N (kg)

P205 (kg)

K20 (kg)

Mía tơ

175-200

90-120

150-200

Mía gốc

200-230

100-135

170-230

Quy ra dạng thương phẩm:

Công thức 1

Công thức 2

+ Urê : 380-435 kg

Urê: 300-350 kg

+ Super lân : 450-600 kg

DAP : 200-250 kg

+ Kali : 250 – 300 kg

Kali : 250-300 kg

 Cách bón: mía tơ

– Bón toàn bộ vôi trước khi làm đất

– Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ, super lân hoặc ½ kg ADP và 1/3 kg kali.

– Bón thúc 1 (1tháng sau khi trồng): bón ½ kg DAP còn lại, ½ kg Urê và 1/3 kg kali.

– Bón thúc 2 (3 tháng sau khi trồng): bón ½ kg Urê và 1/3 kg kali còn lại.

Có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh chuyên dùng cho mía do Cty Mía đường Cần Thơ sản xuất để bón cho mía đạt năng suất cao và ổn định.

Phân do Cty sản xuất có hai loại:

+ Loại bón lót: lượng bón 1.000 kg/ha

+ Loại bón thúc: lượng bón 1.500 kg/ha.

Phòng trừ sâu bệnh: 

Đây là một số giống mới kháng một số loại sâu bệnh quan trọng tương đối mạnh, chỉ lưu ý một số loại sâu đục thân, dế phá hoại ở giai đoạn cây con nên rãi Basudin 10H (10-15 kg/ha) theo rãnh lúc đặt hom hoặc vào ngọn mía ở giai đoạn nhảy chồi để hạn chế sâu đục thân ngọn mía.

7. Thu hoạch: thu hoạch đúng thời gian chín của mía là tốt nhất (khoảng 11-12 tháng tuổi).

+ Quan sát thân mía trở nên bóng sậm, ít phấn, lá khô nhiều. Đo độ ngọt ở gốc và ngọn không chênh lệch là thu hoạch được.

+ Dùng dao thật bén chặt sát gốc tất cả các cây để sau ruộng tái sinh đều hơn.

+ Thu hoạch đến đâu vận chuyển ép đường đến đó, để lâu quá 2 ngày lượng đường sẽ giảm.

Với những sự hỗ trợ của các loại máy nâng mía như hiện nay, người nông dân không vất vả như trước đây mỗi khi thu hoạch mía. Nhờ đó, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí thuê nhân công, từ đó gia tăng hiệu quả kinh tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *