DN phải nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai trong trường hợp nào?

Để phục vụ cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng như việc nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp cần xác định mình có cần phải nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai hay không? Cách tính thuế suất giá trị gia tăng vãng lai như thế nào? Hồ sơ khai thuế GTGT vãng lai cần có những gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để giúp kế toán xử lý nghiệp vụ, tránh xảy ra sai sót không đáng có.

Trường hợp nào cần phải nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai?

Doanh nghiệp phải nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh: Những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh và không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương đó hoặc đã có đơn vị trực thuộc tại địa phương nhưng không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu:

– Có giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh bao gồm cả thuế giá trị gia tăng từ 1 tỷ đồng trở lên;

– Có hoạt động chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh

Ví dụ: Công ty A có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh mua 40 căn nhà thuộc 1 dự án của Công ty B tại tỉnh Bình Dương. Sau đó công ty A bán lại các căn nhà này và thực hiện xuất hóa đơn cho khách hàng thì công ty A phải thực hiện kê khai, nộp thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh theo tỷ lệ % doanh thu với cơ quan thuế tại tỉnh Bình Dương.

Xác định thuế suất giá trị gia tăng vãng lai bằng cách nào?

Thuế suất GTGT vãng lai tạm tính để kê khai được xác định như sau:

– Đối với hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng 10% thì nộp 2% trên doanh thu hàng hóa chưa có thuế GTGT;

– Đối với hàng hóa chịu thuế GTGT 5% thì nộp 1% trên doanh thu hàng hóa chưa có thuế GTGT.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động triển lãm ở nhiều địa phương (mức thuế suất cho hoạt động này là 5%) thì mức thuế suất giá trị gia tăng vãng lai phải nộp là 1% trên tổng thu nhập chưa có thuế. Còn nếu doanh nghiệp bán hàng hóa chịu thuế suất giá trị gia tăng 10% thì mức thuế suất giá trị gia tăng vãng lai phải nộp là 2% trên tổng doanh thu hàng hóa chưa có thuế.

Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng vãng lai cần chuẩn bị những gì?

Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh gồm:

– Tờ khai thuế giá trị gia tăng (theo mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC);

– Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho người khác thực hiện công việc.

thuế giá trị gia tăng

 

Một số lưu ý dành cho doanh nghiệp:

Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng vãng lai theo từng lần phát sinh doanh thu. Trường hợp phát sinh nhiều lần nộp hồ sơ khai thuế trong một tháng thì có thể đăng ký với Cơ quan thuế nơi nộp hồ sơ khai thuế để nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.

Khi thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp (tức khai thuế tại trụ sở chính) thì doanh nghiệp phải tổng hợp doanh thu phát sinh và số thuế giá trị gia tăng vãng lai đã nộp.

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TỰ IN VÀ ĐẶT IN HÓA ĐƠN 

ƯU ĐIỂM PHẦN MỀM HTKK MỚI NHẤT MANG LẠI CHO NGƯỜI SỬ DỤNG

Số thuế vãng lai đã nộp (theo chứng từ nộp tiền thuế) được trừ vào số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo tờ khai thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế tại trụ sở chính.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *