Các vấn đề cần lưu ý trong quy trình sản xuất viên nén mùn cưa

Quy trình sản xuất viên nén mùn cưa dù không quá phức tạp, nhưng để có được những viên nén đạt tiêu chuẩn để sử dụng trong nước hoặc xuất khẩu thì cũng phải trải qua rất nhiều khâu. Thông thường, các khâu này sẽ kết nối nhịp nhàng với nhau để tạo thành một dây chuyền sản xuất viên nén mùn cưa hoàn chỉnh. Trong các bước này, có những điều gì cần lưu ý, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. 

Bước thứ nhất : băm nhỏ nguyên liệu.

Nguyên liệu được sử dụng là các cành cây khô, dăm bào, mùn cưa, tre nứa,…Một phần nguyên liệu sẽ được thu gom từ các xưởng chế biến gỗ, phần khác sẽ thu mua từ các vườn cây của các hộ chăn nuôi, trồng trọt gần cơ sở sản xuất mùn cưa.

Image result for sawdust

Sau khi đã gom đủ nguyên liệu, sẽ bắt đầu cho những mảnh gỗ, cành cây có chiều dài còn vẫn trên 5mm đi qua máy băm nghiền. Việc đảm bảo kích thước dưới 5mm là rất quan trọng, nếu mảnh gỗ quá to sẽ gây trở ngại cho giai đoạn nén ép về sau.

Bước thứ hai : Điều chỉnh độ ẩm mùn cưa

Có thể nói, cân bằng độ ẩm là yếu tố quyết định đến nhiệt lượng phát ra của mùn cưa khi thành phẩm. Mặt khác, nếu để viên nén quá ẩm, sẽ khó bảo quản hơn trong quá trình vận chuyển, cũng như làm tăng khả năng hao hụt của lô hàng. Ngược lại, nếu viên nén quá khô thì lại dễ bị nứt gãy. Quá trình này sẽ do máy sấy công suất lớn thực hiện.

Theo đó, độ thích hợp sẽ vào khoảng 9-14%. Giai đoạn này, tất cả nguyên liệu sẽ được cho vào máy sấy công suất lớn. Sau khi sấy, các mảnh gỗ sau khi sẽ được lọc qua lưới 1 lần nữa để hạn chế các mảnh kim loại nhỏ bị lẫn vào, ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm mùn cưa.

Bước thứ ba : Tạo hình và nén ép

Sau khi đạt độ ẩm thích hợp, các mảnh gỗ sẽ được chuyển sang bộ phận nén ép, thông qua hệ thống băng tải và vít tải. Tiến độ ép sẽ diễn ra với tốc độ vừa phải, tránh hiện tượng quá tải hệ thống

Nguyên liệu khi đưa vào máy, sẽ được ép với công suất cao, nên có thể cho ra những viên nén mùn cưa có tính kết nối cao, mà không cần phải dùng thêm các chất phụ gia hoặc hóa chất bảo quản nào khác. 

máy ép mùn cưa, máy ép viên nén mùn cưa, máy ép viên gỗ mùn cưa, máy ép củi mùn cưa,

Song song với giai đoạn này, các viên nén mùn cưa cũng sẽ được cắt theo tỉ lệ thích hợp, tùy vào nhu cầu sử dụng của lô hàng này.

Bước thứ tư : Làm mát

Mùn cưa sau khi được nén sẽ có nhiệt độ rất cao, khoảng 130 độ C, nên sẽ cần bước trung gian là làm mát trước đi đến bước cuối cùng là đóng gói. Viên nén được làm mát sẽ trở nên cứng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và bảo quản.

Bước thứ năm : Đóng gói và lưu trữ

Định lượng của bao đóng gói sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Thường mỗi bao sẽ có khối lượng 15-25kg nếu là bao PE, nếu đóng gói bằng bao Jumpo sẽ là 600-800kg. Nếu muốn tiết kiệm nhất, có thể đóng trực tiếp vào thùng container. Trung bình, cách này có thể vận chuyển khoảng 20 tấn viên nén trong mỗi container. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *